Kỹ thuật Sửa chữa điện ô tô cơ bản

Giới thiệu khóa học
- Khóa đào tạo Kỹ thuật sửa chữa điện ô tô cơ bản là khóa đào tạo dành cho đối tượng mới tiếp cận với nghề sửa chữa điện ô tô hoặc học viên đang đi làm muốn hệ thống hóa lại kiến thức về điện ô tô một cách khoa học.
- Khóa đào tạo được giảng dạy với phương pháp tư duy hiện đại, lấy việc thực hành làm chủ đạo – chiếm 70% thời gian toàn khóa, sẽ giúp người học nhanh chóng thành thạo trong việc sửa chữa hệ thống điện, điện tử trên ô tô.
- Với triết lý đào tạo “Học thật-Làm chất”, học viên học khóa đào tạo này sẽ được thực hành chẩn đoán, sửa chữa các PAN bệnh hệ thống điện thân xe trực tiếp trên xe ô tô đời mới, hiện đại.
Đối tượng khóa học
- Thợ sửa chữa ô tô làm việc tại các garage, trung tâm sửa chữa ô tô.
- Sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, dạy nghề. Các bạn là sinh viên khi đăng ký học tại Trung tâm sẽ được giảm học phí từ 5-10%.
Mục tiêu khóa học
- Nắm vững, hiểu rõ các kiến thức về hệ thống điện – điện tử được sử dụng trên ô tô.
- Nhận diện, phân biệt được các chi tiết, bộ phận của các hệ thống điện trên ô tô.
- Biết cách đo kiểm, kiểm tra nguồn điện, dòng điện, các thiết bị tiêu thụ điện, các linh kiện điện tử được sử dụng trên ô tô.
- Sử dụng thành thạo đồng hồ vạn năng VOM, máy chẩn đoán và các thiết bị đo kiểm để kiểm tra các hệ thống điện, điện tử trên ô tô.
- Đọc được sơ đồ mạch điện, phân tích được nguyên lý hoạt động của sơ đồ mạch điện, ứng dụng sơ đồ mạch điện vào thực tế.
- Chẩn đoán, sửa chữa thành thạo toàn bộ các PAN bệnh hệ thống điện thân xe trực tiếp trên các xe ô tô đời mới, hiện đại.
Chương trình đào tạo
Bài học |
Nội dung lý thuyết |
Nội dung thực hành |
Bài học 1 – CƠ BẢN VỀ ĐIỆN ỨNG DỤNG TRÊN Ô TÔ | 1.1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN – Điện áp – Dòng điện (AC, DC) – Điện trở 1.2. NGUỒN ĐIỆN – Nguồn điện xoay chiều – Nguồn điện một chiều – Chỉnh lưu từ xoay chiều (biến thế sắt, biến thế xung) 1.3. AN TOÀN ĐIỆN 1.4. ĐỊNH LUẬT OHM 1.5. MẠCH ĐIỆN NỐI TIẾP VÀ MẠCH ĐIỆN SONG SONG – Mạch nối tiếp (Cách tính điện trở, điện áp, dòng điện) – Mạch song song (Cách tính điện áp, dòng điện, điện trở) – Mạch hỗn hợp Cách tích điện trở (Cách tính điện áp, dòng điện, điện trở) |
– Nhận diện, phân biệt các nguồn điện ứng dụng trên ô tô. – Vận dụng kiến thức cơ bản về điện để hiểu sơ đồ mạch điện, thiết kế sơ đồ mạch điện và sửa chữa điện ô tô. – Thiết kế, lắp đặt, kiểm tra một vài mạch điện cơ bản. |
Bài học 2 – CƠ BẢN VỀ ĐIỆN TỬ ỨNG DỤNG TRÊN Ô TÔ | 2.1. LINH KIỆN ĐIỆN TỬ – Relay (Rờ-le) (Nguyên lý hoạt động, Phân loại relay, Ứng dụng của relay) – Điện trở – Resistor (Định nghĩa, Cách đọc điện trở) – Biến trở – Điện Trở quang – Nhiệt điện trở – Thermistor- Cuộn cảm L (cấu tạo, nguyên lý) – Tụ điện (Cấu tạo, Nguyên lý hoạt động của tụ điện, Phân loại tụ điện, Cách đọc giá trị của tụ điện) – Chất bán dẫn (loại N, P) – Diode (Đi-ốt) (Cấu tạo, Phân cực cho Diode, Một số loại diode) – Transistor – BJT (Bipolar Junction Transistor – BJT) (Cấu tạo, Nguyên lý hoạt động) – Các IC ổn áp thường dùng trong hộp ECU của ô tô (Họ ổn áp dương 78XX, Họ ổn áp âm 79XX, Mạch điện thực tế) 2.2. CÁC MẠCH ĐIỆN CƠ BẢN ÚNG DỤNG TRÊN Ô TÔ |
– Nhận diện, phân biệt các loại linh kiện điện tử ứng dụng để biết cách lựa chọn lắp đặt, thay thế trên ô tô.
– Nhận diện và hiểu ý nghĩa các linh kiện ứng dụng trên sơ đồ mạch điện ô tô. – Thiết kế, lắp đặt, kiểm tra một vài mạch điện cơ bản. |
Bài học 3 – ẮC QUY
Ô TÔ |
3.1. NHIỆM VỤ, YÊU CẦU, PHÂN LOẠI
3.2. CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ 3.3. VỊ TRÍ LẮP ĐẶT TRÊN Ô TÔ 3.4. SƠ ĐỒ MẠCH ĐIỆN TRÊN XE 3.5. CÁC HƯ HỎNG, CHẦN ĐOÁN VÀ SỬA CHỮA |
-Nhận diện và phân biệt các loại ắc quy thường dùng trên ô tô. Lựa chọn ắc quy lắp đặt thay thế trên các dòng xe.
-Nhận diện và phân biệt các chi tiết, bộ phận của ắc quy ô tô. -Nhận diện vị trí lắp đặt ắc quy ô tô. – Biết cách nạp, sạc điện cho ắc quy. -Biết cách đấu dây điện khi ắc quy hết điện -Đo đạc, kiểm tra, chẩn đoán và sửa chữa các hư hỏng. |
Bài học 4 – HỆ THỐNG KHỞI ĐỘNG | 4.1. NHIỆM VỤ, YÊU CẦU, PHÂN LOẠI
4.2. CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ 4.3. VỊ TRÍ LẮP ĐẶT TRÊN Ô TÔ 4.4. SƠ ĐỒ MẠCH ĐIỆN TRÊN XE 4.5. CÁC HƯ HỎNG, CHẦN ĐOÁN VÀ SỬA CHỮA |
-Nhận diện và phân biệt các loại máy khởi động thường dùng trên ô tô. Lựa chọn lắp đặt thay thế trên các dòng xe.
-Nhận diện và phân biệt các chi tiết, bộ phận của máy khởi động. -Nhận diện vị trí lắp đặt máy khởi động. -Biết cách đấu dây điện khi tháo lắp, sửa chữa. -Đo đạc, kiểm tra, chẩn đoán và sửa chữa các hư hỏng. |
Bài học 5 – MÁY PHÁT
|
5.1. NHIỆM VỤ, YÊU CẦU, PHÂN LOẠI
5.2. CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ 5.3. VỊ TRÍ LẮP ĐẶT TRÊN Ô TÔ 5.4. SƠ ĐỒ MẠCH ĐIỆN TRÊN XE 5.5. CÁC HƯ HỎNG, CHẦN ĐOÁN VÀ SỬA CHỮA |
-Nhận diện và phân biệt các loại máy phát thường dùng trên ô tô. Lựa chọn lắp đặt thay thế trên các dòng xe.
-Nhận diện và phân biệt các chi tiết, bộ phận của máy phát. -Nhận diện vị trí lắp đặt máy phát. -Biết cách đấu dây điện khi tháo lắp, sửa chữa. -Đo đạc, kiểm tra, chẩn đoán và sửa chữa các hư hỏng. |
Bài học 6 – HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG VÀ TÍN HIỆU | 6.1. NHIỆM VỤ, YÊU CẦU, PHÂN LOẠI
6.2. CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ 6.3. VỊ TRÍ LẮP ĐẶT TRÊN Ô TÔ 6.4. SƠ ĐỒ MẠCH ĐIỆN TRÊN XE 6.5. CÁC HƯ HỎNG, CHẦN ĐOÁN VÀ SỬA CHỮA |
-Nhận diện, phân biệt, xác định vị trí lắp đặt các chi tiết, bộ phận, hệ thống chiếu sáng và tín hiệu trên ô tô.
-Biết cách đấu dây điện khi tháo lắp, sửa chữa. -Đo đạc, kiểm tra, chẩn đoán và sửa chữa các hư hỏng. |
Bài học 7 – HỆ THỐNG GẠT MƯA PHUN NƯỚC | 7.1. NHIỆM VỤ, YÊU CẦU, PHÂN LOẠI
7.2. CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ 7.3. VỊ TRÍ LẮP ĐẶT TRÊN Ô TÔ 7.4. SƠ ĐỒ MẠCH ĐIỆN TRÊN XE 7.5. CÁC HƯ HỎNG, CHẦN ĐOÁN VÀ SỬA CHỮA |
-Nhận diện, phân biệt, xác định vị trí lắp đặt các chi tiết, bộ phận, hệ thống gạt mưa, phun nước trên ô tô.
-Biết cách đấu dây điện khi tháo lắp, sửa chữa. -Đo đạc, kiểm tra, chẩn đoán và sửa chữa các hư hỏng. |
Bài học 8 – HỆ THỐNG NÂNG HẠ KÍNH | 8.1. NHIỆM VỤ, YÊU CẦU, PHÂN LOẠI
8.2. CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ 8.3. VỊ TRÍ LẮP ĐẶT TRÊN Ô TÔ 8.4. SƠ ĐỒ MẠCH ĐIỆN TRÊN XE 8.5. CÁC HƯ HỎNG, CHẦN ĐOÁN VÀ SỬA CHỮA |
-Nhận diện, phân biệt, xác định vị trí lắp đặt các chi tiết, bộ phận, hệ thống nâng hạ kính trên ô tô.
-Biết cách đấu dây điện khi tháo lắp, sửa chữa. -Đo đạc, kiểm tra, chẩn đoán và sửa chữa các hư hỏng. |
Bài học 9 – HỆ THỐNG KHÓA CỬA | 9.1. NHIỆM VỤ, YÊU CẦU, PHÂN LOẠI
9.2. CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ 9.3. VỊ TRÍ LẮP ĐẶT TRÊN Ô TÔ 9.4. SƠ ĐỒ MẠCH ĐIỆN TRÊN XE 9.5. CÁC HƯ HỎNG, CHẦN ĐOÁN VÀ SỬA CHỮA |
-Nhận diện, phân biệt, xác định vị trí lắp đặt các chi tiết, bộ phận, hệ thống khóa cửa trên ô tô.
-Biết cách đấu dây điện khi tháo lắp, sửa chữa. -Đo đạc, kiểm tra, chẩn đoán và sửa chữa các hư hỏng. |
Bài học 10 – ĐIỀU KHIỂN GƯƠNG CHIẾU HẬU | 10.1. NHIỆM VỤ, YÊU CẦU, PHÂN LOẠI
10.2. CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ 10.3. VỊ TRÍ LẮP ĐẶT TRÊN Ô TÔ 10.4. SƠ ĐỒ MẠCH ĐIỆN TRÊN XE 10.5. CÁC HƯ HỎNG, CHẦN ĐOÁN VÀ SỬA CHỮA |
-Nhận diện, phân biệt, xác định vị trí lắp đặt các chi tiết, bộ phận, hệ thống điểu khiển gương chiếu hậu trên ô tô.
-Biết cách đấu dây điện khi tháo lắp, sửa chữa. -Đo đạc, kiểm tra, chẩn đoán và sửa chữa các hư hỏng. |
Bài học 11 – ĐIỀU KHIỂN GHẾ | 11.1. NHIỆM VỤ, YÊU CẦU, PHÂN LOẠI
11.2. CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ 11.3. VỊ TRÍ LẮP ĐẶT TRÊN Ô TÔ 11.4. SƠ ĐỒ MẠCH ĐIỆN TRÊN XE 11.5. CÁC HƯ HỎNG, CHẦN ĐOÁN VÀ SỬA CHỮA |
-Nhận diện, phân biệt, xác định vị trí lắp đặt các chi tiết, bộ phận, hệ thống điều khiển ghế trên ô tô.
-Biết cách đấu dây điện khi tháo lắp, sửa chữa. -Đo đạc, kiểm tra, chẩn đoán và sửa chữa các hư hỏng. |
LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI:
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO VÀ SỬA CHỮA Ô TÔ SCO
Course Features
- Lectures 0
- Quizzes 0
- Duration 48 giờ
- Skill level Kỹ thuật viên
- Language Tiếng Việt
- Students 374
- Assessments Yes
-
abc
1 Comment
Khóa học thật sự có chất lượng.
Sau 2 bữa học đầu tiên, mình đã cảm nhận được thế nào là điện ô tô, và có thể tự tin vào con đường mình đang đi.