Chẩn đoán OBD trên ô tô
OBD là gì
OBD là viết tắt của từ On-Board Diagnostic có thể hiểu đơn giản là hệ thống tự chẩn đoán lỗi trên xe, có nghĩa là ECU động cơ có thể tự phát hiện trong hệ thống có xảy ra hư hỏng hoặc trục trặc gì đó hoặc đơn giản là hệ thống động cơ đang hoạt động không được tốt, ECU sẽ tự set thành những mã lỗi và lưu lại trong bộ nhớ …
Mô hình điều khiển tự động
Tự chẩn đoán là một công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực chế tạo và sản xuất ô tô. Khi các hệ thống và cơ cấu của ô tô hoạt động có sự tham gia của các máy tính chuyên dùng (ECU) thì khả năng tự chẩn đoán được mở ra một cách thuận lợi. Người và ô tô có thể giao tiếp với các thông tin chẩn đoán (số lượng thông tin này phụ thuộc vào khả năng của máy tính chuyên dùng) qua các hệ thống thông báo. Do vậy, các sự cố hay triệu chứng hư hỏng được thông báo kịp thời không cần chờ đến chẩn đoán định kỳ.
Như vậy, mục đích chính của tự chẩn đoán là bảo đảm ngăn ngừa các sự cố xảy ra. Trên ô tô hiện nay, có thể gặp các hệ thống tự chẩn đoán trên hầu hết các hệ thống như: hệ thống đánh lửa, hệ thống cung cấp nhiên liệu, động cơ, hộp số tự động, hệ thống phanh, hệ thống treo, hệ thống điều hòa nhiệt độ…
Nguyên lý của hệ thống tự chẩn đoán
Nguyên lý hình thành hệ thống tự chẩn đoán dựa trên cơ sở các hệ thống điều khiển tự động. Trên các hệ thống điều khiển tự động đã có các thành phần cơ bản là: cảm biến đo tín hiệu, bộ điều khiển trung tâm, cơ cấu chấp hành. Các bộ phận này làm việc theo nguyên lý điều khiển mạch kín (liên tục).
Yêu cầu cơ bản của thiết bị tự chẩn đoán bao gồm: cảm biến đo các giá trị thông số chẩn đoán tức thời, bộ xử lý và lưu trữ thông tin, bộ phát tín hiệu thông báo.
Như vậy, từ hai hệ điều khiển tự động và hệ thống tự chẩn đoán ta có thể ghép chung phần cảm biến, bộ xử lý và lưu trữ thông tin ghép liền với ECU. Tín hiệu thông báo được đặt riêng. Từ đó ta có sơ đồ ghép chung của hai hệ thống được mô tả trên hình 2 và 3.
Hệ thống điều khiển tự động
Sơ đồ nguyên lý hình thành hệ thống tự chẩn đoán
Hệ thống OBD
Hệ thống OBD là một chức năng tự chẩn đoán của xe được cung cấp bởi ECU.
Dựa vào các tín hiệu nhận được từ các cảm biến mà phát hiện ra tình trạng của xe, ECU truyền các tín hiệu đến các bộ phận chấp hành một cách tối ưu cho tình trạng hiện tại.
ECU nhận các tín hiệu từ các cảm biến ở dạng điện áp. Sau đó ECU có thể xác định các tình trạng của hệ thống bằng cách phát hiện những thay đổi điện áp của tín hiệu, đã được phát ra từ cảm biến.
Vì vậy, ECU thường xuyên kiểm tra các tín hiệu (điện áp) đầu vào, rồi so sánh chúng với các giá trị chẩn đoán đã được lưu giữ trong bộ nhớ của ECU, và xác định ra bất cứ tình trạng bất thường.
Hiện nay, có rất nhiều dạng OBD, nhưng thông thường gặp có 2 dạng cơ bản: OBD I và OBD II.
OBD I – On-Board-Diagnosis I hệ thống chẩn đoán, thế hệ 1 ra đời từ năm 1981 đến 1996. Chức năng chính của OBD I như hình vẽ sau:
Chức năng chính của OBD I
OBD II – On-Board-Diagnosis II hệ thống chẩn đoán, thế hệ 2 ra đời từ năm 1996 đến nay. Chức năng chính của OBD II như hình vẽ sau:
Chức năng chính của OBD II
2 Comments
Các bài viết qá hay
bài viết rất hữu ích ạ. cảm ơn các bạn. hi vọng sẽ có nhiều bài viết như này nữa vì mình đang làm automotive mà ít tài liệu quá.